Giải pháp thiết kế website đa ngôn ngữ

Các website có nhiều ngôn ngữ ví dụ tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa… thường được thực hiện bằng 2 cách như sau:

Cách 1: Cài Google Translate để tự động dịch website sang các ngôn ngữ khác.
Cách 2: Nhân bản ngôn ngữ tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác.

Cả hai cách làm này đều có những ưu và khuyết điểm riêng, xét về mặt hiệu quả.

Với cách làm 1 thì doanh nghiệp vừa tiết kiệm được chi phí (chỉ trả cho phiên bản website gốc), vừa không phải lo phần dịch thuật nội dung, chuyển đổi thiết kế banner cho các ngôn ngữ tương ứng... Nhưng kết quả đạt được thì chỉ mang tính hình thức là website cũng có nhiều ngôn ngữ, còn về thực chất thì khách hàng ở các thị trường nước ngoài khó lòng cảm thấy thuyết phục với nội dung website thông qua máy dịch Google. Họ chỉ có thể hiểu nôm na là website này nói về vấn đề gì, cho nên cách làm này chỉ là giải pháp tạm thời cho có.

(Xuất hiện bảng thông báo Google Translate ở đầu website)

 

Một số doanh nghiệp mặc dù cài Google Translate vào website nhưng không muốn hiển thị báo hiệu trang web đang chuyển dịch bởi Google. Bằng cách cho ẩn đi thanh báo hiệu thì có thể nhìn trang web sẽ mượt mà, bình thường giống như website đang có nhiều phiên bản ngôn ngữ, địa chỉ URL nhìn cũng rất đẹp mắt. Tuy nhiên, cách làm này nguy hiểm ở chỗ nó có thể khiến người xem lầm tưởng rằng nội dung website là do chính công ty biên soạn để truyền thông đến khách hàng. Vì chất lượng nội dung chuyển dịch bằng máy không chính xác, nên người xem sẽ đánh giá oan cho website, đánh giá thấp dịch vụ của công ty rất oan uổng.

Cách làm 2 thì ngoài chi phí thiết kế phiên bản website gốc, mỗi ngôn ngữ khác sẽ được cộng thêm từ 10 – 30% chi phí tùy thuộc vào bản thiết kế đòi hỏi thay đổi nhiều hay ít. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải đầu tư thời gian và chi phí cho phần nội dung tương ứng với các ngôn ngữ.

Vấn đề cần xem xét ở đây là: có nên nhân bản y chang như đúc website tiếng Việt sang các ngôn ngữ khác? Giống từ giao diện thiết kế đến các chuyên mục nội dung có trên website, tiếng Việt có sao, tiếng Anh phải giống y vậy?

Thực tế cho thấy khách hàng ở các thị trường khác nhau có gu thẩm mỹ, cách tiếp nhận thông tin, nhu cầu thông tin hoàn toàn khác nhau. Một website đẹp lung linh ở thị trường Việt Nam có thể quá lòe loẹt ở thị trường Mỹ, hoặc khó hiểu đối với thị trường Nga. Những thông tin khuyến mãi hấp dẫn với thị trường Việt Nam không hề thu hút khách hàng ở Nhật Bản. Chưa kể một tên miền thuần Việt như: www.tencongtycuaban.com.vn lại là một khó khăn cho khách hàng Đức so với tên miền: www.yourcompany.com.

giai_phap_thiet_ke_website-da-ngon-ngu

Do đó, để xử lý hiệu quả những website đa ngôn ngữ, cần xem xét các yếu tố sau:

1. Tên miền website
2. Kiểu thiết kế
3. Cấu trúc dữ liệu

Trong đó, cấu trúc dữ liệu không nên và đừng bao giờ dựng song song theo kiểu bên tiếng Việt là Giới thiệu, bấm qua tiếng Anh phải là About us. Rất nhiều doanh nghiệp cứ nhất quyết là phải song song, tiếng Việt có sao, tiếng Anh phải có vậy. Nhưng khi nhập liệu thực tế mới thấy không hẳn vậy. Ví dụ: Danh mục sản phẩm ở thị trường Việt Nam bán các loại sản phẩm A-B-C-D, nhưng ở thị trường Nhật chỉ cung cấp 3 mặt hàng A-B-D, không có C. Nhưng không nhập không được, do cây thư mục đã dựng song song đều nhau. Khi đó, phải bổ sung "trường hợp ngoại lệ" vào cây thư mục. Nếu trong cây thư mục mà có quá nhiều trường hợp ngoại lệ như vậy thì chứng tỏ hệ thống đã không được phân tích tốt ngay từ đầu.

Vì vậy, xác định nhu cầu thông tin để dựng cây thư mục phù hợp cho từng ngôn ngữ, căn cứ theo đó mới chọn kiểu thiết kế phù hợp. Hãy tham khảo trường hợp của website Thẩm Mỹ Viện BS Tú:

- Website tiếng Việt có đầy đủ các chuyên mục.

- Webiste tiếng Thái chỉ có 01 trang duy nhất, giới thiệu tổng quan về TMV và các dịch vụ tiêu biểu, thông tin liên hệ.

Cách làm này vừa tiết kiệm, vừa hiệu quả, vừa mang lại cho khách hàng thông tin chính thống, bài bản lại phù hợp với khả năng truyền thông của công ty.